ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM
- Viêm gan siêu vi B
- Viêm gan siêu vi C
- Viêm gan do rượu bia
- Viêm gan nhiễm mỡ lâu ngày
- Một số bệnh rối loạn chuyển hóa: do bệnh ứ đồng (bệnh Wilson), bệnh ứ sắt trong gan
- Do hóa chất
- Do độc tố (ví dụ aflatoxin là một loại độc tố do nấm Aspergillus aureus tiết ra, thường có ở ngũ cốc để lâu ngày)
- Viêm gan tự miễn (một dạng bệnh mà các tế bào miễn dịch (các tế bào bảo vệ của cơ thể) tấn công các tế bào gan, do "nhầm tưởng" các tế bào gan là tế bào lạ )
- Một số bệnh lý khác
Chẩn đoán ung thư gan như thế nào?
Xét nghiệm máu:
- Chỉ số AFP nếu tăng cao trên ngưỡng bình thường thì gợi ý nguy cơ ung thư gan
- Chú ý: AFP có thể tăng ở người phụ nữ mang thai (là bình thường)
- Chú ý: AFP có thể tăng cao ở người đang bị đợt viêm gan cấp (ví dụ viêm gan do thuốc)
- Chú ý: AFP có thể không tăng cao ở một số người bị ung thư gan. Do đó, cần kết hợp chỉ số AFP với các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh.
Chẩn đoán hình ảnh:
Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính vùng bụng (CT bụng), chụp cộng hưởng từ vùng bụng (MRI bụng) giúp phát hiện khối u. Trong đó, CT bụng và MRI bụng đạt độ chính xác cao.
Siêu âm giúp phát hiện ung thư gan
Sinh thiết gan:
Là phương pháp dùng dụng cụ đặc biệt đưa kim nhọn xuyên qua da - vào trong gan để lấy một mảnh mô gan tại vị trí có khối u nghi ngờ. Sau đó xử lý và soi dưới kính hiển vi. Điều này giúp phát hiện các biểu hiện tế bào ác tính (ung thư).
Nhưng do đây là phương pháp xâm lấn, nên chỉ áp dụng trong một số trường hợp cần thiết, khi kết quả chụp CT bụng hoặc MRI bụng không thể phân biệt rõ là ung thư gan hay không (lành tính hay ác tính ?).
- Số lượng khối u (1, 2, hay nhiều khối u)
- Vị trí khối u (ở gan phải hay gan trái)
- Kích thước khối u (càng nhỏ càng dễ điều trị)
- Đã có huyết khối tĩnh mạch cửa hay chưa
- Tình trạng chức năng gan tại thời điểm phát hiện khối u (chức năng gan còn tốt hay không? bị xơ gan chưa ? xơ gan có nặng không ?)
ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM