ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM
Lo lắng khi bị bệnh gan?
Một số bệnh gan cấp tính có thể gây suy gan cấp, thậm chí dẫn tới tử vong hoặc phải ghép gan. Bệnh gan cấp tính ở phụ nữ mang thai có thể dẫn tới sẩy thai hoặc tử vong cho thai phụ.
Bệnh gan mạn tính có thể dẫn tới xơ gan, thậm chí ung thư gan và tử vong sớm
Có những gia đình có nhiều người cùng bị ung thư gan (điều này không phải hiếm gặp, chẳng hạn như trong trường hợp viêm gan B)
Nếu là người không uống hoặc uống rất ít rượu bia
Nếu chủ động phát hiện bệnh sớm, được khám chu đáo, điều trị phù hợp, tư vấn kĩ lưỡng
Nếu người bệnh tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ
Đi khám bệnh định kì để theo dõi
Chỉ số men gan bất thường ?
Thường là một hay vài chỉ số “men gan” tăng cao, gọi là “ men gan cao” hoặc “tăng men gan”.
Đọc thêm chi tiết tại bài viết “Tăng men gan / Men gan cao”
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bất thường men gan. Tùy theo nguyên nhân, có trường hợp men gan bất thường thì không nguy hiểm, có trường hợp thì lại rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Có những loại bệnh gan nào ?
Có nhiều cách phân loại bệnh gan, do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau: Bệnh gan do bất thường mạch máu, do virus, do vi khuẩn, do nấm, do kí sinh trùng (amibe, sán lá gan, … ), do độc tố (nhiều loại thuốc, độc tố Aflatoxin, …), do rối loạn chuyển hóa ( bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh gan do ứ sắt, bệnh gan do ứ đồng, … ), do tự miễn, do bất thường gen, bệnh gan liên quan tới thai kì, ...
Mỗi nhóm bệnh lý trên lại bao gồm nhiều bệnh lý riêng biệt. Ví dụ, trong nhóm bệnh gan do virus thì có bệnh viêm gan virus A, viêm gan virus B, viêm gan virus C, …
Qua đó, chúng ta thấy bệnh lý của gan rất nhiều, rất đa dạng, khá phức tạp và chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn tới viêm gan thì không đơn giản.
Triệu chứng của bệnh gan ?
Bệnh gan thường diễn tiến âm thầm, ít triệu chứng rõ rệt. Người bệnh có thể cảm thấy mệt, chán ăn, ăn chậm tiêu, cảm giác “tức tức” ở vùng hạ sườn phải, khó ngủ.
Một số trường hợp có thể sốt, mắc ói, nôn ói (viêm gan cấp, viêm gan E cấp, … )
Một số trường hợp biểu hiện ngứa da, vàng da, vàng mắt, bụng to lên (trong bụng có nước), phù chân, …
Đi khám gan lần đầu ?
Nên đem theo các xét nghiệm cũ, để bác sĩ tận dụng (tiết kiệm chi phí) và có thêm thông tin định hướng.
Thông thường, bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm máu, kết hợp với siêu âm bụng.
Nên làm cả xét nghiệm máu và siêu âm bụng. Nếu chỉ làm một trong 2 loại xét nghiệm trên thì có thể dẫn tới thiếu sót trong chẩn đoán.
Xét nghiệm máu để làm gì?
Để biết men gan có bình thường hay bất thường (tăng cao)
Để biết các chức năng quan trọng của gan có đang ổn định hay bị suy giảm
Để truy tìm nguyên nhân gây bất thường men gan, bất thường chức năng gan
Siêu âm bụng để làm gì ?
Tầm soát phát hiện các khối u trong gan (qua đó có thể phát hiện ung thư gan)
Phát hiện bất thường đường mật (ví dụ các dấu hiệu tắc đường mật, …)
Các bất thường mạch máu trong gan
Phát hiện sỏi túi mật, viêm túi mật, u túi mật, …
Phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ
Ngoài ra, còn tình cờ phát hiện các bệnh lý của thận, tụy, lách, tử cung, buồng trứng, ...
Độ chính xác của xét nghiệm ?
Nhiều nơi chỉ sử dụng các kĩ thuật test nhanh, dẫn tới thiếu chính xác (nhất là trong xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B, viêm gan C).
Phụ thuộc kiến thức, tay nghề (kinh nghiệm) và sự cẩn thận tỉ mỉ của bác sĩ siêu âm để chẩn đoán siêu âm được chính xác, nhằm giúp:
Tránh bỏ sót tổn thương bất thường (ví dụ: ung thư gan)
Tránh tạo ra những mô tả siêu âm “không rõ ràng”, dẫn tới phải chụp CT bụng, chụp MRI bụng hoặc làm thêm xét nghiệm khác tốt kém thời gian và chi phí của người bệnh.
Tiết kiệm chi phí xét nghiệm ?
Có mấy nguyên tắc mà tôi luôn thực hiện:
Làm đầy đủ (để có câu trả lời dứt khoát, rõ ràng nhất cho người bệnh)
Tránh làm thừa xét nghiệm (không cần thiết)
Tránh làm thiếu xét nghiệm quan trọng (dẫn tới phải làm bổ sung, gây mất thời gian; hoặc thiết sót trong chẩn đoán, và tư vấn thiếu rõ ràng cho người bệnh).
Tận dụng xét nghiệm cũ của bệnh nhân (để có định hướng). Nhưng cần biết đánh giá xem kết quả xét nghiệm nào có thể tin cậy, xét nghiệm nào cần làm lại (dựa vào: kĩ thuật xét nghiệm đã dùng; nơi làm xét nghiệm; thậm chí bác sĩ nào đã siêu âm / đọc kết quả CT bụng, MRI bụng; xét nghiệm mới được làm trong thời gian chưa lâu, hay đã làm lâu rồi)
Một số thuật ngữ siêu âm khiến bạn lo lắng ?
"Gan thô": Một số người rất sợ hãi khi thấy trên kết quả siêu âm bụng ghi “gan thô”, hoặc những mô tả trên siêu âm. Thực chất, thuật ngữ “gan thô” không phản ánh mức độ nặng của bệnh. Đồng thời, bác sĩ sẽ luôn phải kết hợp giữa quan sát bệnh nhân, các kĩ năng khám bệnh khác, phối hợp với xét nghiệm máu, và siêu âm bụng. Câu trả lời sau cùng của bác sĩ (kết luận, chẩn đoán bệnh) mới là quan trọng.
Nang gan: Thực ra nang gan rất phổ biến, thường tình cờ phát hiện trên siêu âm ở cả những người bình thường khỏe mạnh. Và luôn là lành tính, không nguy hiểm.
U mạch máu gan (hemangioma gan): Cũng là tình trạng lành tính, thường tình cờ phát hiện trên siêu âm ở cả những người bình thường khỏe mạnh, hiếm khi gây biến chứng.
Việc giải thích không rõ có thể khiến bệnh nhân hoang mang, lo lắng. Còn nếu bác sĩ chịu khó giải thích cho bệnh nhân, để người bệnh hiểu thì người bệnh sẽ an tâm.
Tuy nhiên, tay nghề và kinh nghiệm chẩn đoán (dựa trên hình ảnh siêu âm) của bác sĩ thực hiện siêu âm là rất quan trọng, giúp nhận định chính xác.
Tại sao có những người bị viêm gan B mạn tính mà bác sĩ không kê thuốc ?
Đọc thêm bài viết chi tiết về Viêm Gan B
Người bị viêm gan C thì khi nào phải điều trị ?
Đọc thêm bài viết chi tiết về Viêm Gan C
Đọc thêm bài viết về Điều trị Viêm Gan C cho những đối tượng khó
Lý tưởng thì tất cả mọi trường hợp phát hiện vị viêm gan siêu vi C mạn tính (xét nghiệm định lượng virus trong máu (HCV RNA) có dương tính) thì đều NÊN được điều trị nhằm:
Hạn chế nguy cơ xơ gan, ung thư gan
Giúp gan (bị tổn thương trước kia do virus) có thể phục hồi chức năng và phục hồi cấu trúc bình thường
Giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng, nhằm tiến tới loại trừ hoàn toàn virus viêm ganC trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, nhiều người dân Việt Nam còn nghèo, kinh tế còn hạn hẹp, nên đôi khi bác sĩ vẫn phải cân nhắc thời điểm nào là lúc cần phải điều trị. Việc điều trị tức thời phải thực sự đem lại lợi ích (xét một cách tổng thể, có cân nhắc yếu tố độ tuổi, bệnh lý phối hợp, hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh gia đình của bệnh nhân).
Cần tránh việc bệnh nhân vì lo lắng mà vội vã đi vay mượn tiền, hoặc bán đất đai để điều trị bệnh (trong khi chưa thực sự gấp gáp). Trong thực tế, tôi đã kịp thời ngăn nhiều trường hợp người bệnh bán đất, hoặc vay mượn để chữa bệnh ( do bệnh nhân quá nghèo, mà tình trạng gan của bệnh nhân còn tốt, còn độ tuổi bệnh nhân đã ngoài 60 tuổi, vậy thì có nhất thiết phải điều trị ngay đâu (?!) ). Quan trọng là phải đủ khả năng đánh giá chính xác tình trạng bệnh gan của bệnh nhân hiện có gì nguy hiểm hay chưa.
Nếu bệnh nhân có bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào liên quan tới virus viêm gan C ( ví dụ: dấu hiệu xơ gan, hoặc chỉ dấu nguy cơ ung thư gan) thì đều cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu chữa muộn hoặc không chữa thì bệnh sẽ ngày càng nặng, dẫn tới tử vong hoặc điều trị tốn kém hơn rất nhiều, nhập viện nhiều lần.
Gan nhiễm mỡ thì có phải uống thuốc không ?
Đọc thêm chi tiết trong bài về Gan Nhiễm Mỡ
Hình ảnh gan nhiễm mỡ lan tỏa (gan chuyển từ màu đỏ nâu sang màu vàng)
Không phải trường hợp nào bị Gan Nhiễm Mỡ cũng phải uống thuốc ngay. Có những trường hợp gan nhiễm mỡ nhẹ (chưa có dấu hiệu viêm gan) thì có thể chỉ cần áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt, ví dụ:
Đối với người mập (thừa cân) thì cần giảm cân.
Hạn chế rượu bia tối đa. Hạn chế đồ ngọt và các thức ăn nhiều tinh bột (khoai, bắp, chuối, ... )
Cần tìm các nguyên nhân khác có khả năng gây gan nhiễm mỡ để điều trị theo đúng nguyên nhân (chẳng hạn do thuốc, ... )
Vận động nhiều là rất quan trọng, đặc biệt đối với người bị gan nhiễm mỡ mà bị thừa cân. Thậm chí nếu chưa giảm cân được thì việc vận động nhiều hàng ngày cũng giúp làm cho tình trạng gan nhiễm mỡ không bị nặng lên.
Xơ Gan có điều trị được không ?
Đọc thêm bài viết chi tiết về Xơ Gan
Ung thư gan có điều trị được không ?
Đọc thêm bài viết chi tiết về Ung thư gan
Hình ảnh gan có nhiều khối u ác tính
Giống như mọi loại ung thư khác, nếu phát hiện càng sớm khi kích thước khối u gan còn nhỏ, số lượng khối u ít (1-2-3 khối u nhỏ), chưa xâm lấn mạch máu, chưa di căn thì điều trị càng tốt.
Lựa chọn đúng phương pháp sẽ đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất, tích kiệm chi phí tối đa cho bệnh nhân.
Hay uống rượu bia mà không hạn chế được. Dùng thuốc để hỗ trợ gan ?
Hiện nay, không thuốc hỗ trợ gan nào có thể "bảo đảm" cho người uống rượu bia. Việc lạm dụng rượu bia sẽ sớm hay muộn dẫn tới những bệnh lý về gan (gan nhiễm mỡ do rượu, rồi sẽ dẫn tới xơ gan, ung thư gan). Ngoài ra, uống nhiều rượu bia còn dẫn tới bệnh lý của nhiều hệ cơ quan khác, ví dụ:
Hệ thần kinh: rối loạn tri giác, giảm tâp trung, ...
Hệ tim mạch: bệnh cơ tim do rượu
Hệ tiêu hóa: viêm loét dạ dày, ...
Người đã bị viêm gan B hoặc viêm gan C, nếu còn uống rượu bia thì nguy cơ xơ gan và ung thư gan còn cao hơn nữa.
Dùng thêm thuốc “bổ” để “bổ cho gan” ?
Đây là vấn đề sẽ gây tranh luận. Nhưng cá nhân tôi luôn theo quan điểm " người khỏe mạnh là người không dùng thuốc gì cả (kể cả thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ), còn người bị bệnh thì (nếu có thể) uống càng ít thuốc càng tốt ". Một chế độ ăn nghỉ điều độ, dinh dưỡng cân bằng, thực phẩm tự nhiên ... vẫn là tốt nhất.
Bất thường men gan khi đang mang thai ?
Men gan có thể bất thường ở phụ nữ mang thai (đặc biệt là chỉ số ALT, trong 3 tháng cuối của thai kì). Điều này có thể xảy ra do một nhóm bệnh gọi là “bệnh gan ở phụ nữ mang thai”. Phát hiện sớm và xử lý đúng cách sẽ giúp an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Tóm lại, đa phần những bệnh gan thường gặp hiện nay đều đã có các phương pháp chẩn đoán khoa học, khá chính xác, và đều có phương pháp điều trị. Chẩn đoán chính xác giúp điều trị đúng hướng. Ngoài ra, tôi đề cao việc chẩn đoán sớm (ở giai đoạn sớm của bệnh) để điều trị cho bệnh nhân khi gan chưa bị tổn thương nhiều, sẽ giúp hiệu quả điều trị đạt tốt nhất, tiết kiệm chi phí tối đa cho người bệnh.
ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM