PHÒNG KHÁM TIÊU HÓA - GAN MẬT
TS.BS. NGUYỄN HỮU CHUNG
Lịch khám: Các buổi Sáng thứ 2,3,4,5,6, thứ 7, chủ nhật. Làm từ 6h30 sáng.
ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM
Tại 476 Vĩnh Viễn, quận 10
TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0981 6300 68
Khi có các triệu chứng: đau bụng, mắc ói, nôn ói, ợ hơi nhiều, ợ chua nhiều, chướng bụng, chậm tiêu, tiêu chảy, khó đi cầu hoặc đi cầu ra phân "bất thường" (có nhầy, máu, ...), mệt mỏi - chán ăn kéo dài (mà chưa rõ nguyên nhân), ...
Khám tầm soát bệnh đường tiêu hóa: Đặc biệt những người khoảng từ 40 tuổi trở lên, hoặc khi có người thân (ruột thịt) như cha mẹ ruột, anh chị em ruột, cô dì chú bác ruột bị ung thư thực quản / hoặc dạ dày / hoặc đại tràng.
Chuẩn bị sẵn các xét nghiệm cũ, toa thuốc cũ đã và đang dùng (nếu có, kể cả là điều trị bệnh khác).
Suy nghĩ trước những điều muốn hỏi bác sĩ. Nếu cần, người bệnh có thể ghi ra giấy trước rồi đem theo. Dù đông bệnh nhân đến mấy thì bác sĩ cũng vẫn dành thời gian đọc hết những điều bệnh nhân đã ghi, và trả lời đầy đủ.
Xem lịch khám của bác sĩ Nguyễn Hữu Chung trên trang www.bsnguyenhuuchung.com để chọn lịch tới khám phù hợp nhất.
Chi phí khám - chữa bệnh: Người bệnh không nên lo lắng, vì bác sĩ luôn tìm cách tiết kiệm chi phí tối đa (không làm xét nghiệm thừa, tận dụng xét nghiệm cũ còn giá trị, lựa chọn phác đồ điều trị rẻ nhất cho bệnh nhân, không uống thuốc khi không cần thiết). Đa số người dân Việt Nam còn rất nghèo, đặc biệt là bà con ở các tỉnh, bác sĩ hiểu rất rõ điều này.
Nếu đi khám bệnh đường tiêu hóa lần đầu thì người bệnh nên nhịn ăn vào bữa gần nhất: Ví dụ, nếu khám buổi sáng thì nhịn ăn Sáng, nếu khám buổi chiều từ 16h30 thì nên ăn trước 11h trưa, rồi nhịn ăn tới khám (vẫn có thể uống nước lọc nếu khát).
(Mục đích nhịn ăn là để có thể làm nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, siêu âm bụng ... khi cần thiết)
Khi tới phòng khám, người bệnh bốc số thứ tự khám bệnh, sau đó ngồi chờ tới lượt khám. Xin ưu tiên người già, em bé, phụ nữ có thai, và những trường hợp bệnh nặng - khẩn cấp (do bác sĩ quyết định).
Mong quí bệnh nhân thông cảm nếu phải chờ đợi trong lúc bác sĩ đang khám bệnh. Bởi vì, bác sĩ muốn hỏi bệnh kĩ (đặc biệt trường hợp bệnh nặng hoặc bệnh phức tạp).
Đây luôn là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình khám bệnh. Bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng và quá trình mang bệnh (và đã từng điều trị ra sao), xem lại toàn bộ hồ sơ xét nghiệm & toa thuốc cũ của bệnh nhân.
Bệnh nhân nên nói với bác sĩ những triệu chứng của mình(ví dụ: tôi bị đau bụng trên rốn ... , tôi ăn vào hay chậm tiêu ..., tôi hay ợ hơi ..., tôi hay bị đi cầu tiêu chảy, ...). Không nên nói chẩn đoán bệnh (ví dụ: tôi bị viêm dạ dày ... , tôi bị trào ngược dạ dày thực quản ... , tôi bị viêm đại tràng, ... ) vì bác sĩ sẽ xem lại vấn đề và chẩn đoán lại từ đầu. Thực tế là, có nhiều bệnh nhân từng đi khám chữa bệnh nhiều nơi, nhưng được chẩn đoán bệnh chưa chính xác.
Sau đó, bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân về tình trạng bệnh, chẩn đoán bệnh, và hướng điều trị. Bệnh nhân luôn được giải thích rõ kế hoạch chẩn đoán, kế hoạch điều trị.
Người bệnh cần uống thuốc theo toa, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thêm thuốc khác.
Tái khám đúng ngày hẹn. Trước khi đi khám, bệnh nhân nên vào trang web này để xem lịch khám của bác sĩ (luôn được cập nhật chính xác). Nếu bác sĩ có đi hội nghị nước ngoài, hoặc đi công tác thì đều cập nhật lịch khám trên trang web www.bsnguyenhuuchung.com ít nhất 2 tuần.
Nhớ đem theo toa thuốc khi đi tái khám (vì trên toa thuốc có đầy đủ thông tin mà bác sĩ quan tâm). Điều này giúp bác sĩ nhận định đúng đặc điểm của bệnh nhân, qua đó đánh giá được mức độ cải thiện bệnh, giúp tiết kiệm thời gian khi tái khám.
Nếu người bệnh đã có sẵn phiếu chỉ định xét nghiệm khi tái khám (bác sĩ đã đưa từ lần khám trước), thì nên tranh thủ làm xét nghiệm xong rồi gặp bác sĩ.
Nếu người bệnh đã hết hoàn toàn những triệu chứng khó chịu trước kia, thấy khỏe mạnh trong người (Lý tưởng nhất là khi không còn dùng thuốc). Như vậy được gọi là "khỏi bệnh".
Với một số bệnh lý mãn tính (ví dụ: viêm loét đại tràng, ...) thì đôi khi phải dùng một vài thuốc duy trì kéo dài, nhưng người bệnh thấy khỏe và không còn triệu chứng bất thường. Như vậy được gọi là "lui bệnh" hoặc " bệnh tạm ổn".
Người khỏe mạnh là người không phải uống thuốc. Người bị bệnh thì uống thuốc vừa đủ, càng ít thuốc càng tốt.
Nếu đã khỏi bệnh, người bệnh không nên dùng thêm thuốc bổ, thực phẩm chức năng, hay bất cứ sản phẩm hỗ trợ nào khác. Bởi vì, cơ thể con người cần một sự ổn định về thành phần & tỉ lệ của các chất. Bất cứ chất "bổ" nào dùng trong thời gian dài cũng dẫn tới nguy cơ dư thừa trong cơ thể, từ đó dẫn tới nhiều rối loạn hoạt động trong cơ thể, thậm chí dẫn tới bệnh (ví dụ: viêm gan do thuốc, hoặc tái phát viêm dạ dày, ... ).
Bác sĩ khuyến khích ăn uống tự nhiên như người bình thường. Quan trọng là ăn uống vệ sinh. Một số trường hợp cần có chế độ ăn đặc biệt thì sẽ được tư vấn cụ thể.
Sau khi chữa "khỏi bệnh", mỗi khi người bệnh bị tái phát viêm dạ dày thì thường bao giờ cũng có một nguyên nhân cụ thể nào đó. Ví dụ: ăn nhiều thức ăn cay, hoặc uống nhiều rượu bia, hoặc ăn uống kém vệ sinh (có nhiều chất bảo quản độc hại, hoặc tái nhiễm vi khuẩn H.pylori), hoặc uống những thuốc gây hại dạ dày ( đặc biệt một số thuốc chữa cảm ho, một số thuốc chữa viêm khớp, một số thuốc giảm đau, một số thực phẩm chức năng ...).
PHÒNG KHÁM TIÊU HÓA - GAN MẬT
TS.BS. NGUYỄN HỮU CHUNG
Lịch khám: Các buổi Sáng thứ 2,3,4,5,6, thứ 7, chủ nhật. Làm từ 6h30 sáng.
ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM
Tại 476 Vĩnh Viễn, quận 10
TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0981 6300 68