ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM
- Rối loạn điều hòa cuả hệ thống thần kinh trung ương
- Hoặc các bất thường của hệ thống thần kinh đường ruột
- Đồ ăn - thức uống: Vai trò tuy chưa rõ, nhưng nhiều người biểu hiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích nặng hơn khi ăn uống một số thứ nhất định ( sô-cô-la, sữa, đồ béo, đồ cay, thậm chí sữa, một số trường hợp lại là nước uống có ga, hoặc rượu bia).
- Căng thẳng (stress): Một số người có biểu hiện triệu chứng nặng hơn khi bị căng thẳng. Tuy nhiên, yếu tố căng thẳng chỉ được coi là làm nặng thêm, gây kích hoạt biểu hiện bệnh, chứ không được coi là nguyên nhân gây bệnh trực tiếp.
- Biến đổi hormone: Phụ nữ thường bị mắc hội chứng ruột kích thích hơn. Nhiều phụ nữ bị các triệu chứng nhiều hơn ở những ngày gần kì kinh nguyệt.
- Các bệnh lý khác: Một số trường hợp, triệu chứng bệnh xuất hiện sau khi bị một đợt nhiễm trùng đường ruột cấp tính, hoặc khi quá nhiều vi khuẩn trong ruột (hội chứng sinh trưởng thừa của vi khuẩn)
- Trẻ tuổi: Hội chứng này thường xảy ra ở người < 45 tuổi
- Phụ nữ: Thường gặp gấp đôi nam giới
- Tiền sử gia đình: Có người thân trong gia đình bị hội chứng ruột kích thích ( Có thể liên quan tới gen di truyền, hoặc cùng chung môi trường sống, cùng chung thói quen ăn uống, sinh hoạt)
- Có vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần: Lo lắng, trầm cảm, hoặc tiền sử bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ. Đối với phụ nữ, việc bị lạm dụng tình dục trong gia đình cũng là yếu tố nguy cơ.
- Ảnh hưởng lớn nhất là làm giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh cảm thấy không được hưởng một cuộc sống thoải mái trọn vẹn do những triệu chứng gây ra, từ đó ảnh hưởng tới công việc, tinh thần, một số trường hợp còn trở nên lo âu, trầm cảm.
- Một số người bị hội chứng ruột kích thích, do đó kiêng khem quá nhiều loại thức ăn, dẫn tới bị thiếu chất dinh dưỡng.
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài trong hội chứng ruột kích thích cũng đều có thể làm cho tình trạng bệnh trĩ (nếu đã có) nặng thêm.
Các triệu chứng (dấu hiệu) của hội chứng ruột kích thích có thể thay đổi rất nhiều ở người này so với người khác, và có thể khiến người bệnh nghĩ tới nhiều bệnh khác của đường tiêu hóa. Một số triệu chứng phổ biến nhất là:
- Đau bụng, thường vị trí đau tương ứng với một vài vị trí của đại tràng (xem hình về đại tràng)
- Cảm giác chướng bụng,
- Hay xì hơi (đánh rắm)
- Táo bón hoặc tiêu chảy, đôi khi những giai đoạn bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau
- Có thể thấy nhiều chất nhầy trong phân
Đối với hầu hết các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, thì đây là tình trạng bệnh mạn tính (lâu năm). Có những lúc các triệu chứng (dấu hiệu) xuất hiện nặng lên, có lúc lại thấy bớt đi, thậm chí có lúc lại thấy hết hoàn toàn ("êm hẳn", khỏe hẳn).
Nguyên tắc chẩn đoán hội chứng ruột kích thích ?
Để đảm bảo chẩn đoán chính xác (tránh nhầm lẫn), cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Cần chẩn đoán loại trừ các bệnh lý có tổn thương thực sự ở đại tràng (ví dụ: viêm đại tràng, ung thư đại tràng, ...)
- Cần dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán ROME IV (mới nhất hiện nay)
Tiêu chuẩn ROME IV ?
Được công bố và áp dụng trên toàn cầu từ năm 2016, để giúp các bác sĩ có một tiêu chuẩn thống nhất trong chẩn đoán "hội chứng ruột kích thích", nhằm tránh sai sót trong chẩn đoán:
- Đau bụng ít nhất 1 ngày / tuần, trong vòng ít nhất 3 tháng
- Kèm theo ít nhất 2 trong số các tiêu chuẩn sau:
1. Liên quan tới đi cầu
2. Thay đổi số lần đi cầu trong ngày
3. Thay đổi dạng của phân
- Các triệu chứng trên phải bắt đầu ít nhất 6 tháng trước
Chẩn đoán " hội chứng ruột kích thích " có đơn giản không ?
Tiêu chuẩn chẩn đoán ROME IV rất chặt chẽ. Do đó, việc chẩn đoán đòi hỏi bác sĩ phải hỏi bệnh tỉ mỉ. Nếu " vội vàng " chẩn đoán hội chứng ruột kích thích thì trong một số trường hợp có thể bỏ sót bệnh lý có tổn thương thực thể ở đại tràng (và nguy hiểm nhất là bỏ sót ung thư đại tràng).
Các phương tiện để chẩn đoán " hội chứng ruột kích thích " ?
-
Hỏi bệnh tỉ mỉ: Cần đề cao vai trò quan trọng của hỏi bệnh tỉ mỉ, kĩ lưỡng. Bởi đây là mấu chốt để định hướng chẩn đoán, định hướng các xét nghiệm cần làm (tránh lãng phí tiền bạc khi làm quá nhiều xét nghiệm, và tránh bỏ sót bệnh khi làm thiếu xét nghiệm cần thiết)
- Nội soi đại tràng: Rất quan trọng, nhằm loại trừ viêm đại tràng, hoặc ung thư đại tràng.
- Siêu âm bụng: Nhằm phát hiện khối u trong bụng (có thể xâm lấn, chèn ép thành ruột, gây ra các triệu chứng tương tự)
- Chụp cắt lớp vi tính (CT bụng) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI bụng): trong một số trường hợp (nếu cần thiết).
-
Xét nghiệm phân: soi phân tìm kí sinh trùng, xét nghiệm tìm dấu hiệu chảy máu trong ruột, dấu hiệu viêm ruột, ...
- Một số xét nghiệm máu
Điều trị hội chứng ruột kích thích ?
Cho đến nay, nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích còn chưa rõ. Do đó, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Cần cố gắng phân tích tối đa các yếu tố nguy cơ ở mỗi người bệnh cụ thể.
- Trường hợp bệnh nhẹ: Người bệnh cố gắng tránh những thức ăn, đồ uống mà tự mình nhận thấy đó có thể là yếu tố kích thích triệu chứng bệnh của mình.
- Trường hợp bệnh trung bình - nặng: Có thể phải dùng đến thuốc.
Tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể lựa chọn sử dụng một hay vài biện pháp như:
- Bổ sung chất xơ
- Các thuốc chống tiêu chảy
- Các thuốc chống co thắt cơ thành ruột
- Các thuốc chống trầm cảm
- Một số loại thuốc kháng sinh
- Một số loại men vi sinh (probiotic)
- Tư vấn tâm lý.
Một số loại thuốc đang được nghiên cứu dành đặc biệt cho điều trị hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, còn cần thời gian nghiên cứu.
Những nhầm lẫn có thể xảy ra khi chẩn đoán "hội chứng ruột kích thích" ?
- Chẩn đoán "hội chứng ruột kích thích" ở một người thực chất có viêm đại tràng, lao đại tràng, và nguy hiểm nhất là ung thư đại tràng (thường là do không tiến hành nội soi đại tràng)
-
Chẩn đoán " viêm đại tràng " hoặc " viêm dạ dày " ở một người thực chất bị hội chứng ruột kích thích (thường là do phương pháp hỏi bệnh hoặc khám bệnh thiếu chưa chuẩn xác)
Để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, đòi hỏi bác sĩ phải hỏi bệnh tỉ mỉ, khám bệnh kĩ lưỡng, đưa ra các biện pháp chẩn đoán sao cho kết luận chính xác. Vấn đề điều trị không chỉ là thuốc men, mà còn là tư vấn tâm lý, tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, ...
ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM