![]() |
2. Những bệnh nhân từng khám tôi đều đã thấy rằng, tôi hỏi bệnh RẤT KĨ, để phân tích lại toàn bộ quá trình điều trị. Nếu không, sẽ rất dễ nhầm lẫn bệnh đường tiêu hóa với bệnh ngoài đường tiêu hóa (mà biểu hiện giống nhau), nhầm giữa bệnh dạ dày với bệnh đại tràng, ... Chẩn đoán chính xác là khâu quan trọng (hơn kê thuốc), thì việc hỏi bệnh kĩ cũng có phần quan trọng hơn xét nghiệm (không phải cứ nội soi, siêu âm ... là tìm ra bệnh).
3. Sau đó, tôi phải dành thời gian giải thích RẤT CHI TIẾT cho họ HIỂU TỪNG TRIỆU CHỨNG. Bởi vì, nếu có triệu chứng nào mà mình còn chưa giải thích được cho bệnh nhân một cách logic để người bệnh hiểu tại sao lại như vậy, thì có nghĩa là có thể mình cũng chưa thực sự hiểu vấn đề của bệnh nhân (?). Phải hỏi kĩ lại, hỏi thêm nữa ... Khám bệnh nhân Tiêu Hóa thì khó có thể khám nhanh được. Vì vậy, một lần nữa, tôi rất mong quí bệnh nhân thông cảm nếu phải chờ lâu trong lúc tôi đang khám bệnh (vì tôi cần giải thích rõ cho những trường hợp bệnh phức tạp), và quí cô bác cứ yên tâm là bệnh nhân nào cũng sẽ được khám kĩ như thế.
4. Khi bệnh nhân được giải thích rõ thì sẽ hợp tác tốt với bác sĩ trong quá trình điều trị. Thực tế, đa số bệnh nhân khi tới khám thì ban đầu rất lo lắng, nhưng sau khi nghe tôi giải thích thì họ nhẹ nhõm, bớt lo lắng nhiều, rồi an tâm điều trị.
5. Việc nghe và trả lời điện thoại liên tục sẽ rất căng thẳng đầu óc. Tuy nhiên, tôi vẫn ưu tiên nghe và trả lời điện thoại cho những bệnh nhân (mà tôi đã khám) khi bệnh nhân uống thuốc có tác dụng phụ hoặc triệu chứng gì bất thường (khẩn cấp).
Rất mong quí bệnh nhân hiểu và cảm thông với bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Chung